Viết bởi on

Cách nhuộm Lụa tơ tằm truyền thống là nhuộm bằng các chất liệu lấy từ thiên nhiên như Vỏ cây , Lá cây , Củ nâu , Lá trầu không , Cánh kiến , Lá bàng ...

Sản phẩm Lụa tơ tằm sau khi dệt xong được gọi là hàng mộc , chỉ có mầu trắng ngà hay vàng mỡ gà của Tơ tằm và được đem đi nhuộm sau , lúc này trong thành phần của Lụa chiếm 75 % là Fibroin , và 25 % là Pein . Pein là chất keo dính , chính vì vậy sau khi dệt xong , tơ tằm phải cho vào nấu để loại bỏ chất keo , tạo nên sự mềm mại cho sợi vải , nếu trong quá trình này kết hợp với nhuộm thì mầu sẽ bền , không bị phai . Hơn nữa thuốc nhuộm có chất liệu lấy từ thiên nhiên thường có độ kiềm lớn , vì vậy người thợ nhuộm lụa phải có tay nghề mới khống chế được độ kiềm này

Lụa mộc sẽ được ngâm trong Nước trà , Nước trầu không , Nhựa cây ... rồi xả , nhuộm mầu , phơi khô , nhuộm lại lần 2 để ra mầu sắc đúng như ý muốn

Mầu thông dụng là mầu đen và mầu nâu , người ta nhuộm mầu bằng Củ nâu đem về gọt vỏ , xắt mỏng , giã cho chảy nhựa , đổ thêm nước mà nhuộm , nhuộm vài nước thì được mầu nâu non , nhiều nước thì có mầu nâu già _ Nhuộm bằng Củ nâu vừa bền mầu vừa chắc sợi

Người ta còn dùng Cánh kiến ( Một loại sâu ở vùng Sơn la , Lai châu ) để nhuộm mầu nâu đỏ

hoặc "Chuội" _ Nhúng nước sôi Lụa mộc để lấy mầu trắng ngà

Lụa tơ tằm nhuộm theo phương pháp truyền thống của Việt Nam có mùi thơm dễ chịu , bền mầu với thời gian , an toàn cho sức khỏe người sử dụng , đặc biệt có giá trị kinh tế cao , giảm ô nhiễm môi trường

 

Hình ảnh : Nhuộm Lụa tơ tằm bằng phương pháp truyền thống

Ngày hôm nay kỹ thuật nhuộm hiện đại đem lại cho Lụa tơ tằm những sắc mầu đa dạng và rực rỡ hơn , nhưng dù sao trong sâu thẩm tâm hồn của người dân việt , những sắc mầu mộc mạc thiên nhiên vẫn được ưu ái quay về tìm kiếm _ Chất liệu đến từ thiên nhiên tuyệt vời này đem lại cho ta sự thoải mái , an toàn , dễ chịu khi sử dụng , và xứng đáng được trả giá cao để xử dụng chúng